Khoảng tháng 7-8 âm lịch, mùa gió Tây Nam thổi vào đất liền là thời điểm người dân Phú Quốc vào vụ đánh cá, làm món nổi tiếng nhất hòn đảo.
Món gỏi nào là đặc sản của Phú Quốc?
Món đầu tiên trong danh sách ẩm thực bạn phải thử ở Phú Quốc là gỏi cá trích. Món này được bày bán khắp các nhà hàng, quán ăn từ cao cấp đến bình dân. Cá trích được sơ chế, cuốn chung với rau và bánh tráng, chấm với nước mắm hoàn toàn không có mùi tanh.
Là món ăn dân dã, gỏi cá trích lại có khâu chế biến kỳ công. Người nấu phải lựa cá còn tươi, để phần thịt thơm, béo ngọt, ít tanh. Sau đó, cá được đánh sạch vảy, bỏ ruột, đầu, vây, đuôi. Người nấu dùng dao mỏng lóc bỏ xương, lấy phần thịt hai bên.
Điểm du lịch nổi tiếng nào không nằm ở Bắc đảo?
Bãi Trường nằm ở phía Tây Nam đảo Phú Quốc, không thuộc Bắc đảo. Đây là bãi biển dài nhất ở Phú Quốc, có chiều dài khoảng 20 km, nằm cách trung tâm thị trấn Dương Đông khoảng 4 km về phía Nam. Bãi Trường nổi tiếng với bờ cát trắng mịn, biển xanh trong vắt và hoàng hôn tuyệt đẹp.
Thị trấn hàng đêm đều bắn pháo hoa ở Phú Quốc tên gì?
Từ tháng 1/2024, Thị trấn Hoàng Hôn nằm phía Nam đảo, bắt đầu trình diễn pháo hoa nghệ thuật hàng đêm, mang đến cho du khách một ấn tượng mới cho chuyến du lịch bên cạnh những trải nghiệm truyền thống như đi tour các đảo, tắm biển, ăn hải sản. Thời gian bắn pháo hoa vào 21h30, ngay sau show nghệ thuật Nụ hôn của biển cả kết thúc.
Tháng nào đẹp nhất để đến thăm Phú Quốc?
Thời điểm lý tưởng nhất để du lịch Phú Quốc là từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Đây là mùa khô ở phương Nam, trời ít mưa, biển lặng, sóng êm và nắng ấm thích hợp cho các hoạt động du lịch ngoài trời. Mùa này thích hợp cho những tour du lịch nghỉ dưỡng, không thích hợp cho khách đi bụi hoặc đi phượt.
Cầu Hôn ở Phú Quốc có đặc điểm gì nổi bật?
Cầu Hôn là công trình do kiến trúc sư nổi tiếng người Italy Marco Casamonti thiết kế. Cầu dài hơn 800 m, được lấy cảm hứng từ bức tranh của thiên tài hội họa Michelangelo "Creation of Adam" tại trần nhà nguyện Sistine, Vatican và cầu Ô Thước trong sự tích Ông Ngâu Bà Ngâu.
Cầu gồm hai nhánh phía Bắc và Nam, hợp thành thể thống nhất nhưng không chạm mà cách nhau 30 cm. Theo đơn vị thiết kế khoảng cách này vừa vặn cho một cái ôm, cái bắt tay hay một nụ hôn. Nhìn từ xa cầu giống như hai đôi môi chuẩn bị chạm nhau.